Chợ số

Ngày 26/01/2024 15:46:35

Tết về chợ nổi Cái Răng Thuyền ghe tấp nập, "bẹo" giăng ngang trời Bồng bềnh sông Hậu nắng tươi Gió lay nghiêng nón má cười đón anh”

Trong không gian làng xã, chợ có vị trí quan trọng, gắn liền với đời sống của người dân, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, gắn liền với những nhu cầu thiết yếu của con người. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, khiến không gian các chợ cũng phải thay đổi để phù hợp với thói quen, nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Chợ số mang lại nhiều lợi ích cho người bán lẫn người mua, hình thành nên thói quen thanh toán không tiền mặt

Trước đây, người dân đi chợ thường mang theo tiền mặt, việc thanh toán dùng tiền mặt nhiều khi bất tiện. Khi người mua dùng tiền mệnh giá lớn, mà người bán không đủ tiền trả lại, phải chạy đi đổi. Ngoài ra, việc mua bán tại các quầy hàng thịt cá xong đổi trả bằng tiền mặt còn mất vệ sinh, chưa kể đến vấn đề nguy cơ bị mất trộm, mất cắp, rơi dọc đường.

Đối với người bán hàng, điều lo lắng nhất đó là trả nhầm tiền cho khách hàng. Nếu trả thừa tiền cho khách thì coi như ngày hôm đó người bán hàng phải chịu lỗ, mà trả thiếu tiền cho khách thì mất đi sự tin tưởng từ họ. Khi áp dụng thanh toán không tiền mặt người bán sẽ không phải lo chuẩn bị tiền lẻ, tiền mua hàng được khách chuyển thẳng vào tài khoản, chỉ với một mã QR đặt trên quầy nhưng có thể phục vụ một lúc nhiều người cùng thanh toán, nên rất tiết kiệm thời gian, không phải kiểm đếm, dễ quản lý dòng tiền thu về. Hiện nay trên toàn quốc, đã xuất hiện nhiều mô hình chợ 4.0, không sử dụng tiền mặt khi thanh toán, rất tiện lợi cho người bán và người mua.

Chợ số Minh Cầu: các tiểu thương từ bỡ ngỡ, ái ngại ban đầu đến sử dụng thường xuyên vì tiện lợi

Đi sâu vào bên trong chợ Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, quan sát từ sạp bán rau cho đến khu bán thịt cá, thực phẩm tươi sống, các quầy bán hàng khô, tạp hóa, đâu đâu cũng đều có bảng mã QR được in, ép vuông vắn đặt ngay tại quầy. Không chỉ có 1 mã, nhiều sạp hàng có 2 đến 3 mã QR với nhiều số tài khoản của các ngân hàng khác nhau để khách thoải mái lựa chọn giao dịch phù hợp khi thực hiện chuyển khoản.

“Chủ quầy hàng bán hải sản tươi sống, bà Đào Thị Huyền, cho biết tiểu thương tại chợ Minh Cầu bắt đầu làm quen với hình thức thanh toán không tiền mặt từ đầu năm 2022. Bà Huyền nói: Ban đầu, chúng tôi khá bỡ ngỡ, rất ngại thao tác trên điện thoại thông minh, nhưng sau khi sử dụng thành thạo thì thấy vô cùng tiện lợi, thoải mái, bây giờ thanh toán không tiền mặt là công cụ không thể thiếu trong công việc kinh doanh hàng ngày. Với đặc thù của bán hàng hải sản, nhiều lúc bàn tay vừa chặt cá, bóc tôm xong lại thu đếm tiền, trả lại khách hàng vừa mất vệ sinh, vừa tốn thời gian. Từ ngày có mã QR đặt tại quầy, khách mua bán xong đều chuyển khoản thanh toán, điện thoại mình cứ “ting ting” là biết tiền về. Không riêng khách đi chợ, việc nhập hàng ra vào hàng ngày đều thực hiện chuyển tiền qua app di động, chuyển khoản hết nên không còn lo lắng khư khư ôm giữ tiền mặt như trước đây nữa, rất an toàn và tiện lợi”.

Mô hình chợ số như chợ Minh Cầu là một phần trong không gian kiến trúc Làng số mà ban quản lý các khu chợ, tiểu thương, người dân có thể học hỏi, nhân rộng, giúp tiết kiệm thời gian giao dịch, hạn chế các nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm khi sử dụng tiền mặt cho cả người bán và người mua, làm cho cả người bán và người mua đều thấy rất thuận tiện, nhanh chóng.

Việc tạo mã QR rất dễ thực hiện, ngoài các ứng dụng của ngân hàng, thì người dân có thêm các lựa chọn từ các nền tảng ứng dụng của các đơn vị viễn thông như: Viettel Money, VNPT Money, MobiFone Money hay các ví điện tử như: MoMo, VNPay giúp người dân dễ dàng thực hiện các giao dịch có giá trị nhỏ lẻ đến từng đồng. ( Nguồn:https://langso.dx.gov.vn)

Chợ số

Đăng lúc: 26/01/2024 15:46:35 (GMT+7)

Tết về chợ nổi Cái Răng Thuyền ghe tấp nập, "bẹo" giăng ngang trời Bồng bềnh sông Hậu nắng tươi Gió lay nghiêng nón má cười đón anh”

Trong không gian làng xã, chợ có vị trí quan trọng, gắn liền với đời sống của người dân, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, gắn liền với những nhu cầu thiết yếu của con người. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, khiến không gian các chợ cũng phải thay đổi để phù hợp với thói quen, nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Chợ số mang lại nhiều lợi ích cho người bán lẫn người mua, hình thành nên thói quen thanh toán không tiền mặt

Trước đây, người dân đi chợ thường mang theo tiền mặt, việc thanh toán dùng tiền mặt nhiều khi bất tiện. Khi người mua dùng tiền mệnh giá lớn, mà người bán không đủ tiền trả lại, phải chạy đi đổi. Ngoài ra, việc mua bán tại các quầy hàng thịt cá xong đổi trả bằng tiền mặt còn mất vệ sinh, chưa kể đến vấn đề nguy cơ bị mất trộm, mất cắp, rơi dọc đường.

Đối với người bán hàng, điều lo lắng nhất đó là trả nhầm tiền cho khách hàng. Nếu trả thừa tiền cho khách thì coi như ngày hôm đó người bán hàng phải chịu lỗ, mà trả thiếu tiền cho khách thì mất đi sự tin tưởng từ họ. Khi áp dụng thanh toán không tiền mặt người bán sẽ không phải lo chuẩn bị tiền lẻ, tiền mua hàng được khách chuyển thẳng vào tài khoản, chỉ với một mã QR đặt trên quầy nhưng có thể phục vụ một lúc nhiều người cùng thanh toán, nên rất tiết kiệm thời gian, không phải kiểm đếm, dễ quản lý dòng tiền thu về. Hiện nay trên toàn quốc, đã xuất hiện nhiều mô hình chợ 4.0, không sử dụng tiền mặt khi thanh toán, rất tiện lợi cho người bán và người mua.

Chợ số Minh Cầu: các tiểu thương từ bỡ ngỡ, ái ngại ban đầu đến sử dụng thường xuyên vì tiện lợi

Đi sâu vào bên trong chợ Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, quan sát từ sạp bán rau cho đến khu bán thịt cá, thực phẩm tươi sống, các quầy bán hàng khô, tạp hóa, đâu đâu cũng đều có bảng mã QR được in, ép vuông vắn đặt ngay tại quầy. Không chỉ có 1 mã, nhiều sạp hàng có 2 đến 3 mã QR với nhiều số tài khoản của các ngân hàng khác nhau để khách thoải mái lựa chọn giao dịch phù hợp khi thực hiện chuyển khoản.

“Chủ quầy hàng bán hải sản tươi sống, bà Đào Thị Huyền, cho biết tiểu thương tại chợ Minh Cầu bắt đầu làm quen với hình thức thanh toán không tiền mặt từ đầu năm 2022. Bà Huyền nói: Ban đầu, chúng tôi khá bỡ ngỡ, rất ngại thao tác trên điện thoại thông minh, nhưng sau khi sử dụng thành thạo thì thấy vô cùng tiện lợi, thoải mái, bây giờ thanh toán không tiền mặt là công cụ không thể thiếu trong công việc kinh doanh hàng ngày. Với đặc thù của bán hàng hải sản, nhiều lúc bàn tay vừa chặt cá, bóc tôm xong lại thu đếm tiền, trả lại khách hàng vừa mất vệ sinh, vừa tốn thời gian. Từ ngày có mã QR đặt tại quầy, khách mua bán xong đều chuyển khoản thanh toán, điện thoại mình cứ “ting ting” là biết tiền về. Không riêng khách đi chợ, việc nhập hàng ra vào hàng ngày đều thực hiện chuyển tiền qua app di động, chuyển khoản hết nên không còn lo lắng khư khư ôm giữ tiền mặt như trước đây nữa, rất an toàn và tiện lợi”.

Mô hình chợ số như chợ Minh Cầu là một phần trong không gian kiến trúc Làng số mà ban quản lý các khu chợ, tiểu thương, người dân có thể học hỏi, nhân rộng, giúp tiết kiệm thời gian giao dịch, hạn chế các nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm khi sử dụng tiền mặt cho cả người bán và người mua, làm cho cả người bán và người mua đều thấy rất thuận tiện, nhanh chóng.

Việc tạo mã QR rất dễ thực hiện, ngoài các ứng dụng của ngân hàng, thì người dân có thêm các lựa chọn từ các nền tảng ứng dụng của các đơn vị viễn thông như: Viettel Money, VNPT Money, MobiFone Money hay các ví điện tử như: MoMo, VNPay giúp người dân dễ dàng thực hiện các giao dịch có giá trị nhỏ lẻ đến từng đồng. ( Nguồn:https://langso.dx.gov.vn)

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)