Truyền thanh số

Ngày 26/01/2024 15:35:05

"Chiềng làng chiềng chạ Thượng - Hạ - Tây - Đông”

Tiếng mõ làng là cách người làng ta ngày xưa phát đi thông báo cho nhau về một sự vụ nào đó trong làng như: thuế khóa, hộ đê, cảnh báo thiên tai, hỏa hoạn,…. Mõ là công cụ mà chính quyền làng xã giao tiếp với người dân ở mức rất sơ khai, thủ công. Trong văn hóa làng truyền thống, rao mõ là một nghề, là nơi để quần chúng nhân dân gửi gắm, bộc lộ, phản ánh những khao khát của mình, nhiều người quan niệm “nghề rao mõ cũng phần nào giống với nghề phát thanh viên, dẫn chương trình sau này”.

Dần dần, xã hội phát triển, hệ thống loa phường thay thế cho mõ làng, giúp truyền tải thông tin đến người dân thuận tiện, nhanh chóng. Nối tiếp dòng chảy phát triển ấy, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động truyền thanh với hệ thống các ứng dụng hỗ trợ soạn thảo nội dung, hỗ trợ chuyển đổi văn bản thành giọng nói phát thanh hay các ứng dụng chỉnh sửa âm thanh, tải nhạc, bài hát đã giúp đỡ, hỗ trợ cho hoạt động truyền thanh số tại làng xã trở nên thuận tiện hơn, chuyên nghiệp hơn. Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ, phát thanh viên ở các thôn, xã, vốn không phải cán bộ chuyên trách, đã có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả.

Đa dạng nội dung thông tin truyền tải, nâng cao hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở nhờ ứng dụng công nghệ thông tin

Hệ thống loa phường đến nay đã có nhiều cải tiến chất lượng hơn, thông minh hơn, với sự hỗ trợ của công nghệ, phát thanh viên không cần phòng máy mà vẫn phát nội dung từ bất kỳ nơi đâu có kết nối Internet. Phát thanh viên không cần đọc nội dung, thay vào đó, nội dung sẽ do máy tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo đọc, có thể lựa chọn giọng đọc nam nữ, theo vùng miền bắc, trung, nam, tốc độ đọc tùy chọn. Nội dung đọc được lưu lại, cho phép phát thanh viên phát lại nhiều lần.

“Đức Lĩnh là một xã miền núi nằm ở phía bắc huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh có đặc thù địa hình rộng lớn, nhiều đồi núi lại thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt. Do vậy, nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng bị tác động, hư hỏng, xuống cấp, trong đó có hệ thống đài truyền thanh không dây FM tại các xã, thị trấn. Nhiều nơi, máy phát bị giảm công suất, nhiều cụm loa hư hỏng không khắc phục được nên chất lượng truyền thanh không đảm bảo. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, khắc phục những hạn chế cơ bản trong truyền thanh hữu tuyến và vô tuyến. Xã Đức Lĩnh đã hợp tác với NextFarm là đơn vị cung cấp kỹ thuật để ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào cuộc sống, trong đó có lĩnh vực truyền thanh ở cơ sở.

Với sự hỗ trợ của công nghệ, thời gian chuẩn bị nội dung phát sóng đã được rút ngắn hơn rất nhiều, phát thanh xã có thể tùy biến nội dung phát thanh theo từng thôn. Ví dụ ở xã Đức Lĩnh, thôn Mỹ Ngọc phát nội dung về tình hình dịch bệnh; thôn Cừa Lĩnh lựa chọn phát thanh nội dung tuyên truyền về nông thôn mới, các thôn khác phát sóng nội dung về chuyển đổi số”. (Nguồn:https://langso.dx.gov.vn)

Truyền thanh số

Đăng lúc: 26/01/2024 15:35:05 (GMT+7)

"Chiềng làng chiềng chạ Thượng - Hạ - Tây - Đông”

Tiếng mõ làng là cách người làng ta ngày xưa phát đi thông báo cho nhau về một sự vụ nào đó trong làng như: thuế khóa, hộ đê, cảnh báo thiên tai, hỏa hoạn,…. Mõ là công cụ mà chính quyền làng xã giao tiếp với người dân ở mức rất sơ khai, thủ công. Trong văn hóa làng truyền thống, rao mõ là một nghề, là nơi để quần chúng nhân dân gửi gắm, bộc lộ, phản ánh những khao khát của mình, nhiều người quan niệm “nghề rao mõ cũng phần nào giống với nghề phát thanh viên, dẫn chương trình sau này”.

Dần dần, xã hội phát triển, hệ thống loa phường thay thế cho mõ làng, giúp truyền tải thông tin đến người dân thuận tiện, nhanh chóng. Nối tiếp dòng chảy phát triển ấy, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động truyền thanh với hệ thống các ứng dụng hỗ trợ soạn thảo nội dung, hỗ trợ chuyển đổi văn bản thành giọng nói phát thanh hay các ứng dụng chỉnh sửa âm thanh, tải nhạc, bài hát đã giúp đỡ, hỗ trợ cho hoạt động truyền thanh số tại làng xã trở nên thuận tiện hơn, chuyên nghiệp hơn. Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ, phát thanh viên ở các thôn, xã, vốn không phải cán bộ chuyên trách, đã có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả.

Đa dạng nội dung thông tin truyền tải, nâng cao hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở nhờ ứng dụng công nghệ thông tin

Hệ thống loa phường đến nay đã có nhiều cải tiến chất lượng hơn, thông minh hơn, với sự hỗ trợ của công nghệ, phát thanh viên không cần phòng máy mà vẫn phát nội dung từ bất kỳ nơi đâu có kết nối Internet. Phát thanh viên không cần đọc nội dung, thay vào đó, nội dung sẽ do máy tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo đọc, có thể lựa chọn giọng đọc nam nữ, theo vùng miền bắc, trung, nam, tốc độ đọc tùy chọn. Nội dung đọc được lưu lại, cho phép phát thanh viên phát lại nhiều lần.

“Đức Lĩnh là một xã miền núi nằm ở phía bắc huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh có đặc thù địa hình rộng lớn, nhiều đồi núi lại thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt. Do vậy, nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng bị tác động, hư hỏng, xuống cấp, trong đó có hệ thống đài truyền thanh không dây FM tại các xã, thị trấn. Nhiều nơi, máy phát bị giảm công suất, nhiều cụm loa hư hỏng không khắc phục được nên chất lượng truyền thanh không đảm bảo. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, khắc phục những hạn chế cơ bản trong truyền thanh hữu tuyến và vô tuyến. Xã Đức Lĩnh đã hợp tác với NextFarm là đơn vị cung cấp kỹ thuật để ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào cuộc sống, trong đó có lĩnh vực truyền thanh ở cơ sở.

Với sự hỗ trợ của công nghệ, thời gian chuẩn bị nội dung phát sóng đã được rút ngắn hơn rất nhiều, phát thanh xã có thể tùy biến nội dung phát thanh theo từng thôn. Ví dụ ở xã Đức Lĩnh, thôn Mỹ Ngọc phát nội dung về tình hình dịch bệnh; thôn Cừa Lĩnh lựa chọn phát thanh nội dung tuyên truyền về nông thôn mới, các thôn khác phát sóng nội dung về chuyển đổi số”. (Nguồn:https://langso.dx.gov.vn)

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)