Chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh

Ngày 27/10/2023 10:02:32

Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán, chuyển đổi số ngân hàng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan hữu quan hoàn thiện.

Hệ thống thanh toán ổn định, an toàn

NHNN cho biết, toàn ngành ngân hàng đang triển khai tích cực Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng năm 2030.

TTKDTM tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trong thời gian qua. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống ATM nhìn chung hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của người dân.

Các chỉ số TTKDTM tăng cao về số lượng và giá trị giao dịch. Theo số liệu của NHNN, trong 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022: Giao dịch TTKDTM tăng 52,35% về số lượng; qua kênh Internet tăng 75,54% về số lượng và 1,77% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 64,26% và 7,65%; qua phương thức QR code tăng tương ứng 151,14% và 30,41%; qua POS tăng tương ứng 30,35% và 27,27% về giá trị; qua ATM giảm 4,62% về số lượng và 6,43% về giá trị, phản ánh xu hướng dịch chuyển sang thanh toán điện tử, TTKDTM.

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, thời gian tới, NHNN tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động TTKDTM, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số.

“Các ngân hàng thương mại cũng cung ứng rất nhiều các dịch vụ thanh toán, tạo thuận lợi cho khách hàng. Đi cùng với đó là nhiều chính sách đảm bảo an toàn cho TTKDTM, đảm bảo quyền lợi của người có tài khoản thanh toán.”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.

Ảnh minh hoạ (Hoàng Hà).

Để TTKDTM thực sự đi vào đời sống, nhân sự kiện “Ngày không tiền mặt 2023”, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia (Napas) đã ra quân chiến dịch Dán mã VietQR tại các khu vực kinh doanh sầm uất và khu vực hành chính công tại TP.HCM. Trong ngày đầu thí điểm, đã dán mã tại hơn 200 điểm kinh doanh ở chợ Bến Thành, UBND quận Phú Nhuận, UBND phường 9 (quận Phú Nhuận), UBND phường 2 (quận Phú Nhuận), và đường Phan Xích Long.

Với ý nghĩa phổ cập phương thức thanh toán điện tử đến từng tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, cửa hàng kinh doanh, các cơ quan hành chính công,… chiến dịch kích hoạt thanh toán không dùng tiền mặt bằng quét mã QR đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của đông đảo người dân, góp phần lan toả thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội.

Sẽ có đột phá trong thanh toán giao thông

Không chỉ với các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, mới đây Napas và CTCP OneFin Việt Nam đã ký kết hợp tác triển khai hỗ trợ thanh toán cho thẻ chip nội địa Napas trong thanh toán giao thông và thanh toán trong hoạt động giáo dục.

Qua khảo sát cho thấy, hệ thống thẻ vé giao thông ở Việt Nam chưa được liên thông. Do đó, người tham gia giao thông vẫn phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc nhiều loại thẻ khác nhau.

Trước yêu cầu về việc đồng bộ dữ liệu, chuẩn hoá tiêu chuẩn kỹ thuật về thanh toán trong lĩnh vực giao thông công cộng tại Việt Nam, Napas đã đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thanh toán giao thông công cộng thời gian tới, cụ thể như:

Xây dựng hệ thống thẻ vé điện tử tập trung quốc gia; sử dụng thẻ ngân hàng trong thanh toán giao thông với tài nguyên hơn 50 triệu thẻ chip không tiếp xúc vừa được các ngân hàng hoàn tất việc chuyển đổi từ thẻ từ.

Về mặt công nghệ, Napas cũng nhận định việc cần thiết ban hành tiêu chuẩn về thẻ vé theo tiêu chuẩn mở dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn thẻ chip nội địa VCCS hiện nay, đồng thời áp dụng công nghệ mới ABT (Account Base Ticketing) khi xây dựng hệ thống thẻ vé tập trung quốc gia.
(nguồn: https://vietnamnet.vn)

Song song với việc triển khai Đề án TTKDTM, ngày 2/3/2023 NHNN đã ban hành Kế hoạch năm 2023 của ngành Ngân hàng triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06).

Ngành Ngân hàng đã và đang tích cực xây dựng phương án, triển khai kết nối, khai thác thông tin dân cư tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ CCCD gắn chip, tài khoản định danh điện tử (VNeID) phục vụ dịch vụ công, nghiệp vụ thông tin tín dụng và phòng chống rửa tiền; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong ngành Ngân hàng.

Ngày 24/4/2023, NHNN và Bộ Công an đã tổ chức Lễ ký kết Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tại Đề án 06, tạo tiền đề quan trọng để góp phần thực hiện mục tiêu tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia nói chung cũng như chuyển đổi số ngân hàng nói riêng. Hiện, NHNN đang tích cực triển khai Kế hoạch này.

Chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh

Đăng lúc: 27/10/2023 10:02:32 (GMT+7)

Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán, chuyển đổi số ngân hàng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan hữu quan hoàn thiện.

Hệ thống thanh toán ổn định, an toàn

NHNN cho biết, toàn ngành ngân hàng đang triển khai tích cực Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng năm 2030.

TTKDTM tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trong thời gian qua. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống ATM nhìn chung hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của người dân.

Các chỉ số TTKDTM tăng cao về số lượng và giá trị giao dịch. Theo số liệu của NHNN, trong 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022: Giao dịch TTKDTM tăng 52,35% về số lượng; qua kênh Internet tăng 75,54% về số lượng và 1,77% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 64,26% và 7,65%; qua phương thức QR code tăng tương ứng 151,14% và 30,41%; qua POS tăng tương ứng 30,35% và 27,27% về giá trị; qua ATM giảm 4,62% về số lượng và 6,43% về giá trị, phản ánh xu hướng dịch chuyển sang thanh toán điện tử, TTKDTM.

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, thời gian tới, NHNN tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động TTKDTM, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số.

“Các ngân hàng thương mại cũng cung ứng rất nhiều các dịch vụ thanh toán, tạo thuận lợi cho khách hàng. Đi cùng với đó là nhiều chính sách đảm bảo an toàn cho TTKDTM, đảm bảo quyền lợi của người có tài khoản thanh toán.”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.

Ảnh minh hoạ (Hoàng Hà).

Để TTKDTM thực sự đi vào đời sống, nhân sự kiện “Ngày không tiền mặt 2023”, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia (Napas) đã ra quân chiến dịch Dán mã VietQR tại các khu vực kinh doanh sầm uất và khu vực hành chính công tại TP.HCM. Trong ngày đầu thí điểm, đã dán mã tại hơn 200 điểm kinh doanh ở chợ Bến Thành, UBND quận Phú Nhuận, UBND phường 9 (quận Phú Nhuận), UBND phường 2 (quận Phú Nhuận), và đường Phan Xích Long.

Với ý nghĩa phổ cập phương thức thanh toán điện tử đến từng tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, cửa hàng kinh doanh, các cơ quan hành chính công,… chiến dịch kích hoạt thanh toán không dùng tiền mặt bằng quét mã QR đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của đông đảo người dân, góp phần lan toả thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội.

Sẽ có đột phá trong thanh toán giao thông

Không chỉ với các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, mới đây Napas và CTCP OneFin Việt Nam đã ký kết hợp tác triển khai hỗ trợ thanh toán cho thẻ chip nội địa Napas trong thanh toán giao thông và thanh toán trong hoạt động giáo dục.

Qua khảo sát cho thấy, hệ thống thẻ vé giao thông ở Việt Nam chưa được liên thông. Do đó, người tham gia giao thông vẫn phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc nhiều loại thẻ khác nhau.

Trước yêu cầu về việc đồng bộ dữ liệu, chuẩn hoá tiêu chuẩn kỹ thuật về thanh toán trong lĩnh vực giao thông công cộng tại Việt Nam, Napas đã đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thanh toán giao thông công cộng thời gian tới, cụ thể như:

Xây dựng hệ thống thẻ vé điện tử tập trung quốc gia; sử dụng thẻ ngân hàng trong thanh toán giao thông với tài nguyên hơn 50 triệu thẻ chip không tiếp xúc vừa được các ngân hàng hoàn tất việc chuyển đổi từ thẻ từ.

Về mặt công nghệ, Napas cũng nhận định việc cần thiết ban hành tiêu chuẩn về thẻ vé theo tiêu chuẩn mở dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn thẻ chip nội địa VCCS hiện nay, đồng thời áp dụng công nghệ mới ABT (Account Base Ticketing) khi xây dựng hệ thống thẻ vé tập trung quốc gia.
(nguồn: https://vietnamnet.vn)

Song song với việc triển khai Đề án TTKDTM, ngày 2/3/2023 NHNN đã ban hành Kế hoạch năm 2023 của ngành Ngân hàng triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06).

Ngành Ngân hàng đã và đang tích cực xây dựng phương án, triển khai kết nối, khai thác thông tin dân cư tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ CCCD gắn chip, tài khoản định danh điện tử (VNeID) phục vụ dịch vụ công, nghiệp vụ thông tin tín dụng và phòng chống rửa tiền; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong ngành Ngân hàng.

Ngày 24/4/2023, NHNN và Bộ Công an đã tổ chức Lễ ký kết Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tại Đề án 06, tạo tiền đề quan trọng để góp phần thực hiện mục tiêu tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia nói chung cũng như chuyển đổi số ngân hàng nói riêng. Hiện, NHNN đang tích cực triển khai Kế hoạch này.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)